Skip Navigation Links


Chuyên đề


Thông tin nội tộc


Báo chí nói về NPT


Thông tin gần xa


Tổng số người truy cập



Liên kết Website


Phủ Tuy Lý Vương


Phòng Trấn Định Quận Công


Ban Hiếu sự SG


Phòng Phú Lương Công


Phòng Phong Quốc Công


Facebook
Phòng Tuy Biên Quận Công

Ngài Nguyễn Hoàng
Chúa Tiên
(1558-1613)


Con người chí lớn

       Ngài Nguyễn Hoàng là con trai út của Nguyễn Kim và bà Nguyễn Thị Mai. Ông là em của Nguyễn Uông và Nguyễn Thị Ngọc Bảo. Theo gia phả thì ông sinh nhằm ngày 10/6 năm Ất Dậu. Từ ngày còn bé ông đã được giao cho người cậu ruột là Nguyễn Ư Kỹ nuôi dạy. Theo Đại Nam thực lục chính biên, ông có tướng tốt " vai lân, lưng hổ, mắt phượng trán rồng" đúng là người phi thường. Về tính tình thì khảng khái buồn vui ít lộ ra mặt , làm việc gì cũng nghiêm cẩn. Ông vốn thông minh mẫn tiệp, học rộng biết nhiều văn võ tinh thông. Khi thân phụ được Lê Trang Tông mời về cho giữ binh quyền, ông xin cậu theo cha lập công. Ông được chiến sĩ dưới quyền tin phục và mến mộ nên đã gặt hái được nhiều công trạng trong " diệt Mạc phù Lê" Tuy còn còn trẻ nhưng ông tỏ ra là người có chí lớn.

Những ngày ẫn nhẫn

        Năm Ất tỵ ( 1545) , thân phụ ông bị Dương Chấp Nhất ám hại ,binh quyền lọt vào tay anh rể là Trịnh Kiểm là một người nham hiểm, ngoài mặt lúc nào cũng tỏ ra quý mến anh em ông, nhưng bên trong thì rất căm ghét nhất là Nguyễn Uông. Trịnh Kiểm lo gây bè kết phái, gây mâu thuẫn trong nội bộ quân Nguyễn Uông và sau đó hại Uông chết. Giết xong Uông, Trịnh Kiểm bắt đầu củng cố địa vị, đưa tay chân của mình vào nắm giữ những việc then chốt. Khi đã biết chắc không ai làm gì được, Trịnh Kiểm bắt đầu có những biểu hiện chuyên quyền. Ngài Nguyễn Hoàng bấy giờ là cái gai trước mắt, Trịnh Kiểm tìm mọi cách hãm hại nhưng chưa có dịp. Lúc bấy giờ ông đang giữ chức Thái bảo, tước Đoan Quốc Công mà Trịnh Kiểm lúc nào cũng để ý đến ông, ông suy nghĩ mãi vẫn không tìm được kế thoát thân. Một hôm ông đến thăm câu là thái phó Nguyễn Ư Kĩ, cho cậu biết dã tâm cua Kiễm. Thái phó bảo với ông rằng:”Kiểm đã hại anh cháu , giờ đang tìm cách hại cháu để dứt hậu họa vậy nên cháu hãy mau mau tránh xa. Đất Thuận Hoá vốn là chốn xa xôi hiểm trở có thể giữ yên thân được, cháu nên nhờ chị cháu nói với Trịnh Kiểm cho khéo để xin vào trấn nhậm đất đó, mới có thể mưu đồ việc lớn về sau” Nghe cậu nói thế Ngài Nguyễn Hoàng rất mừng nhưng vẫn không để lộ ra mặt. Nhân ngày đầu năm vào thăm chị, rồi khi không có Trịnh Kiểm, ông xin chị giúp để bảo tồn nòi giống về sau. Ngọc Bảo khóc và hứa tìm cách giúp. Được chị hứa ông trở về bí mật chuẩn bị. Nghe nói có Nguyễn Bỉnh Khiêm là người tài giỏi có thể được việc quá khứ vị lai, ông bí mật đến xin vấn kế và đoán giùm vận mạng của mình. Cảm tấm long thành và thương cho hoàn cảnh của ông, Trạng Trình lấy giấy và viết cho ông 8 chữ: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Hiểu được thâm ý trong câu sấm trùng hơp với lời dạy của cậu nên ông rất mừng. Trịnh Kiểm vố đa nghi song nghe Ngọc Bảo xin cho Ngài Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm đất Thanh Hóa thì nghĩ rằng Thuận Hóa là đất mới cò lam sơn chướng khí, nghĩ rằng Hoàng chẳng làm gì được, lại muốn mượn tay quan quân họ Mạc giết Hoàng để tránh tiếng cho mình, nên đồng ý và tâu lên vua Lê xin cho Ngài Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa.

Thoát khỏi lao lung

        Đầu năm Mậu Ngọ(1558) Ngài Nguyễn Hoàng dẫn con em và những người thân tín vào Thuận Hóa. Sợ Trỉnh Kiểm đổi ý cho quan quân theo bắt, nên ông ngày đêm cướp đường đi gấp. Cuộc hành trình vào Nam của ông và tùy tùng thật gian lao vất vả. Vài ngày sau ông đế Ái Tử, huyện Đăng Xương. Vừa đến nơi theo như người xưa kể lại, thì dân đem đến tặng ông và đoàn tùy tùng 7 ghe nước trong. Cậu ông tức thái phó Uy Quốc Công Nguyễn Ư Kĩ bảo với ông rằng: “ Trời đã ban cho tất có điềm trước, nay cháu mới đến mà dân đã đem biếu nước là điềm được nước đó”. Ngài Nguyễn Hoàng rất mừng, ông vỗ về dân quân và quyết định lập dinh tại Ái Tử. Tại đây Ngài Nguyễn Hoàng bắt đầu mở 1 chiến dịch thu phục lòng người, ban bố hiệu lệnh nghiêm minh, thong cáo chiêu hiền đãi sĩ, bước đầu giảm sưu thuế cho dân, nên toàn dân khắp vùng mến mộ, những bậc hiền tài tìm tới giúp rất đông. Ái Tử trở thành một nơi đô hội, dân sống ấm no hạnh phúc, xưng tụng ông là Chúa Tiên. Sau những ngày tháng lao đao vất vả, sống trong cảnh lo âu hãi hùng, giờ đây Ngài Nguyễn Hoàng như con rồng đủ vây cánh đã thoát khỏi cảnh lao lung, bay vút lên trời xanh , lộ diện là 1 con người phi thường.

Những ngày xây dựng

        Sau 1 thời gian đóng cơ dinh tại Ái Tử, thấy vùng này chật hẹp, trống trải nên năm Canh Ngọ ( 1570), Chúa Tiên mới dời dinh đến làng Trà Bát cũng thuộc huyện Võ Xương. Dinh mới ở Trà Bát kiên cố và lớn hơn nhiều so với dinh ở Ái Tử. Cũng vào năm này chúa Tiên được vua Lê phong làm Tổng trấn tướng quân kiêm nhiệm 2 xứ Thuân Quảng. Nhận được sắc phong chúa Tiên càng ra sức củng cố lực lượng, lập đồn trại ở những nơi hiểm yếu để phòng giữ, mở mang các trục lộ giao thong, đặt các trạm để tiện việc lien lạc và đi lại. Ông cho tổ chức lại quân đội , tuyển mộ quân sĩ và tập luyện kĩ càng, nhờ vậy ông có 1 đội quân hùng hậu. Để tăng them của cải vật chất, ông thi hành chính sách khai hoang phục hóa, đưa dân đi lập những ấp mới, cung cấp lương thực thực phẩm cho họ những năm đầu. Đồng thời, miễn thuế trong 1 thời gian. Nhờ vậy diện tích canh tác tăng nhanh, lúa gạo dồi dào, ông lại khuyến khích buôn bán trao đổi vật phẩm giữa các miền, nhờ thế 1 vài nơi đã trở nên trù phú hơn trước.
NĂm 1573 tức năm Quí Dâu, Lê Trang Tông băng hà, Lê Thế Tông lên ngôi sai người vào Thanh Hóa sắc phong chúa chức Thái phó.

Trở lại đất Bắc

        Ở Đàng Ngoài, Trịnh Kiểm mất , con là Trịnh Tùng lên nối ngôi Chúa. Họ Trịnh bây giờ nắm hết quyền uy trong nước. Nất nhất việc gì cũng do họ Trịnh định đoạt rồi mới tâu lên vua Lê rõ. Khi thay Trịnh Kiểm ,Trịnh Tùng tiến quân ra lấy Thăng Long, đưa vua Lê về rồi thừa thắng đuổi tàn quân họ Mạc lên Cao Bằng. Với chiến công này Tùng càng vênh vênh tự đắc và càng coi vua không ra gì. Được tin vua Lê trỡ về kinh đô, Ngài Nguyễn Hoàng đem quân ra yết kiến. Chúa được vua Lê phong Trung quân đô đốc phủ, tả đô đốc chương phủ sự, Thái úy đoan quận công và bắt ở lại kinh đô để lo quốc chính. Trong suốt 8 năm sống trên đất Bắc, Chúa thường đem quân đánh họ Mạc lập nhiều chiến công.

        Năm Kỉ Hợi(1599), vua Lê Thế Tông băng hà, vua Kính Tông phong cho Chúa chức Hữu thừa tướng. Tuy được trọng vọng ở kinh đô, nhưng nghĩ lại âm mưu họ Trịnh trước đây, Chúa vẫn nơm nớp lo sơ, ngày đêm mong thoát ra nanh vuốt họ Trịnh. Trịnh Tùng tuy gọi ông bằng cậu nhưng không muốn” thả hổ về rừng” nên lần nữa tìm cách bắt ông ở lại kinh đô, giam lỏng tại đây.

Thoát cũi sổ lồng

        Năm Canh Tý (1600), nhân có bọ Phan Ngan và Bùi Văn Khuê khởi loạn ở Đàng Trong, ông tâu xin với vua Lê và chúa Trịnh Tùng cho ông đem quân vào phủ dụ. Để Trịnh Tùng khỏi nghi ngờ, ông phải để con là Nguyễn Hải và cháu là Nguyễn Hắc làm con tin. Nghĩ rằng Hoàng khó mà làm phản được, lại thêm bọn phản loạn ở Đàng Trong, ngoài Hoàng ra không ai đánh dẹp được nên vua Lê và Trịnh Tùng thuận cho ông mang quân đi. Lần này ra đi là nhất định không trở về nữa nên ông huy động toàn bộ binh tướng thuộc hạ dưới quyền nhắm Thuận Hóa tiến phát. Cũng như lần trước cuộc hành quân thật gian nan vất vả vì ông hiểu rằng cách xa đất Bắc chừng nào thì tính mạng càn an toàn chừng đó, nên bất kể ngày đêm ông cho quân cướp đường tiến bước mãi cho đến khi đặt chân lên đất Ái Tử ông mới thở phào nhẹ nhõm. Phủ dụ xong bọn Phan Ngan, ông chú tâm kiện toàn và củng cố đất đai mới. Một mặt cho người dò song dò núi để vẽ họa đồ nơi hiểm yếu, một mặt vẫn tiếp tục chính sách di dân lập ấp, khai hoang phục hóa. Với ý đồ bấy lâu là tách khỏi miền Bắc, Chúa thường đi đây đi đó để xem phong thổ, tìm chỗ đóng đô lâu dài .

        Tương truyền rằng, một ngày nọ ông đi vào địa phận xã Hà Khê, nay là làng An Ninh, huyện Hương Trà, Thừa Thiên thấy một gò cao, trông xa giống như một đầu một con rồng đang ngoái đầu nhìn lại, phía trước mặt là một con sông xanh biếc nước trong leo lẻo, phía sau gò là một hồ rộng được thông với 1 con sông nhỏ. Cảnh trí quá đẹp nên Chúa và đoàn tùy tùng dừng chân nghỉ ngơi đồng thời cho gọi dân địa phương đến để hỏi hang. Chúa được dân làng cho biết cách đây ít lâu, mỗi khi đi qua gò đồi này, mọi người đều gặp một bà già đầu tóc bạc phơ, mình mặc áo đỏ vận quần xanh và nói với họ rằng chẳng bao lâu sẽ có 1 vị chân chúa đi ngang qua đây và sẽ xây trên đỉnh đồi này một ngôi chùa để tụ không khí, bền long mạch. Vừa rồi ai trong làng cũng thấy bà già báo mộng mau mau đi đón vị chân chúa. Nghe dân làng kể lại chúa rất mừng nên ra lệnh xây dựng 1 ngôi chùa thật đẹp. Để ghi nhớ chú đặt tên chùa là Thiên Mụ . Chùa được khởi công xây năm 1601. Sau khi xây xong , chúa tổ chức lễ khánh thành rất trọng thể, nhân dân được vui chơi mấy ngày trời.

        Dưới thờ chúa trị vì nhân dân Đàng Trong sống 1 cuộc đời ấm no và thanh bình. Chí có 1 cuộc đánh nhau phía Nam vào năm Tân Hợi ( 1611), quân Chiêm Thành từ Đồ Bàn kéo ra xâm phạm Thuận Quảng. Chúa sai quân đánh dẹp đẩy quân Chiêm thành vào tận Diên Ninh, chiếm lấy đất rồi lập thành phủ Phú Yên. Đây cũng là bước đầu chúa Tiên mở rộng bờ cõi về phía Nam.

        Ngày 3/6 năm Quý Sửu (1613), Chúa lâm bệnh sai gọi thế tử Nguyên về dặn dò xong việc nhà việc nước thì băng, thọ 89 tuổi.

        Lúc đầu mộ chúa tang tại Thạch Hãn, sau cải tang về vùng núi La Khê thuộc huyện Hương Trà.

        Có thể nói , Chúa Tiên là vị chúa đầu tiên khai sang ra triều Nguyễn.

(Theo tư liệu trên Internet)








Số Tài Khoản


Tải về:

Hoàng tộc lược biên

Nguyễn Phúc tộc thế phả


Bản đồ

 


Yahoo Chat

Hổ trợ về Website

Bảo Ky

 

Hổ trợ về Website

Bảo Quyến


Skype Call

Hổ trợ về Website

Bảo Kỳ

Hổ trợ về Website

Bảo Quyến


Liên kết Website
Quảng cáo


Hỗ trợ khám - chữa bệnh tại Singapore
Mr. Bảo Quyến, Giám đốc tư vấn.
Tel: 0903 666882



CTY Bảo Kỳ VN


Nguyễn Phúc Tộc Tôn Phả