Skip Navigation Links


Chuyên đề


Thông tin nội tộc


Báo chí nói về NPT


Thông tin gần xa


Tổng số người truy cập



Liên kết Website


Phủ Tuy Lý Vương


Phòng Trấn Định Quận Công


Ban Hiếu sự SG


Phòng Phú Lương Công


Phòng Phong Quốc Công


Facebook
Phòng Tuy Biên Quận Công

Thông tin nào chính xác về cây sứ trăm tuổi ở Đại nội Huế bị đào mang đi...?

Hai ngày nay, nhiều phương tiện truyền thông và mạng xã hội lan tràn tin về "Tin cây sứ trăm tuổi ở Đại nội Huế bị đào mang đi..." với những thông tin trái chiều. Vậy thông tin nào là chính xác?

Các phương tiện tham gia di dời cây sứ ra khỏi vị trí điện Kiến Trung để phục vụ cho việc tôn tạo, trùng tu di tích. Ảnh: Quốc Việt/TTXVN

TTXVN ngày hôm nay (8/9) phát tin, ảnh  "Tin cây sứ trăm tuổi bị đào mang biếu "sếp" là không chính xác" của tác giả Quốc Việt như sau:

"Thông tin cây sứ trăm tuổi ở di tích Huế bị đào để biếu một lãnh đạo cấp sở của tỉnh Thừa Thiên – Huế là không đúng.

Hiện cây sứ này được di thực lên vườn ươm Văn Thánh, phường Hương Hồ, thành phố Huế, để phục vụ việc tôn tạo, trùng tu di tích.

Cây sứ nói trên là một trong 3 cây sứ ở điện Kiến Trung, Đại Nội - Huế. Cây sứ này nằm trong kế hoạch di dời một số cây xanh tại khu vực Đại Nội của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế.

Ngày 21/1, cây sứ này được Phòng Cảnh quan môi trường di thực lên vườn ươm Văn Thánh. Khi di chuyển, để tránh ảnh hưởng đến du khách tham quan khu vực Đại Nội, cây được chuyển đi sau giờ hành chính.

Theo ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế: Cây xanh là một phần quan trọng làm nên giá trị độc đáo, đặc sắc của di sản văn hóa Huế. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu, phục hồi cảnh quan môi trường khu di sản là 1 trong 3 nội dung trọng tâm của các dự án chiến lược về bảo tồn di sản văn hóa Huế.

Tuy nhiên, thực trạng cây xanh trong khu di sản là vấn đề rất phức tạp, bởi hiện có tới 80% cây xanh trong khu di sản là cây tạp, mọc tự nhiên, cây trồng mới sau năm 1945; chỉ có khoảng 20% là cây nguyên thủy, trồng theo quy hoạch.

Do đó việc nghiên cứu, điều chỉnh hệ thống cây xanh trong địa bàn khu di sản là rất cần thiết. Bên cạnh đó, cần có chiến lược nghiên cứu, bổ sung những giống cây chiến lược, cây kiểng quý để phục vụ việc tôn tạo, phục hồi cảnh quan, đặc biệt là các khu vườn Thượng uyển, vườn Ngự sau này".

Trước đó, lúc 11h14' ngày hôm qua (7/9), báo điện tử "Gia đình & Xã hội" đã đăng bài: Bí ẩn thông tin cây sứ trăm tuổi ở Đại Nội Huế bị đào, mang đi tặng "sếp" kèm theo ảnh minh họa của tác giả Lê Chung, được nhiều phương tiện thông tin đại chúng và cả trên facebook đăng tải với lượng truy cập rất lớn. Sau đây là nội dung bài viết:
" Một cây sứ cổ thụ tại quần thể di tích bị đào và đưa ra khỏi khuôn viên trong đêm. Việc làm này diễn ra nhiều lần trước đó khiến nhiều người nghi ngờ.

Thời gian qua, PV Báo Gia đình & Xã hội nhận được phản ánh kèm theo video của người dân về việc một cây sứ cổ thụ tại Đại Nội Huế (thuộc quần thể di tích cố đô Huế) bị đào bới và đưa đi chỗ khác.

Cây sứ được đào trong khuôn viên Đại Nội Huế. Ảnh: Lê Chung

Trong nhiều video mà người dân cung cấp, có đoạn được ghi lại vào thời điểm chiều tối ngày 21/1/2016 (tức ngày 12/12/2015 âm lịch, gần Tết Nguyên Đán).

Video này ghi rõ hình ảnh nhóm người tiến hành đào bới gốc sứ cổ thụ nằm tại Điện Kiến Trung, thuộc khuôn viên Đại Nội Huế. Được biết đây là những gốc sứ quý và có tuổi đời cao. Sự việc này theo người dân là đã từng xảy ra nhiều lần trước đó và thường diễn ra lúc chiều tối.

Trong quá trình đào bới, một gốc sứ cổ thụ được cẩu lên xe tải mang BKS 75K – 2176 và vận chuyển ra khỏi khuôn viên di tích theo lộ trình hướng Đặng Thái Thân - Lê Huân - Cửa Nhà Đồ - Lê Duẩn – Kim Long hướng lên phía đường tránh QL1A.

Qúa trình vận chuyển cồng kềnh, mất an toàn, gây tắc nghẽn khiến nhiều người dân vô cùng bức xúc. Theo nguồn tin phản ánh, cây sứ này sẽ được đưa về khu vườn của một vị "sếp" mang hàm giám đốc Sở.

Qúa trình vận chuyển cồng kềnh, mất an toàn, gây tắc nghẽn khiến nhiều người dân vô cùng bức xúc. (Ảnh cắt từ clip)

Trong một đoạn hội thoại với một công nhân, người này cho hay số cây sứ này sẽ được vận chuyển về nhà của một người có tên là Sơn có địa chỉ tại đường Dạ Lê, phường Thủy Phương (TX. Hương Thủy, Thừa Thiên – Huế) (!?). Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển, phát hiện có người theo dõi và ghi hình nên dừng lại tại khu vực vườn ươm Văn Thánh. Số cây đã bị đào lên tại Điện Kiến Trung sau đó cũng được chôn lấp lại như hiện trạng ban đầu.

Sự việc xảy ra khiến nhiều người dân cảm thấy nghi ngờ. Dư luận cũng đặt ra câu hỏi liệu có phải số cây sứ này được ông Phan Thanh Hải - GĐ Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế mang tặng cho một vị “sếp” có tên là Sơn (người được nhắc tên trong đoạn hội thoại).

Có không sự việc này, để rộng đường dư luận, PV Báo GĐ&XH đã có buổi làm việc với ông Phan Thanh Hải - GĐ Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.

Trao đổi với PV ông Hải xác nhận, thời điểm quay trong video chính là khoảng thời gian mà Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đang tiến hành khảo sát và trùng tu Điện Kiến Trung. Qua khảo sát, những cây sứ có nguy cơ làm hư hại công trình sẽ được trung tâm di chuyển lên vườn ươm Văn Thánh. Hiện ở tại vườn ươm, cây sứ này vẫn còn. Những cây sứ chưa kịp di dời vẫn nằm tại Điện Kiến Trung. Còn việc vận chuyển trong đêm là để tránh phiền hà cho khách tham quan và người đi đường.

Sau khi xem video mà PV cung cấp, ông Hải cũng đã thừa nhận việc gây mất an toàn trong quá trình vận chuyển đúng là lỗi thuộc về phía Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế. Tuy nhiên, trước những dư luận cho rằng ông sử dụng cây sứ tại Đại Nội Huế vào mục đích cá nhân, ông Hải phủ nhận điều này.

Ông Phan Thanh Hải - GĐ Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế trao đổi với PV. Ảnh: Lê Chung

Ông Hải chỉ thừa nhận cách đây ba năm khi ông Huỳnh Ngọc Sơn – Giám đốc Sở Tài Chính tỉnh Thừa Thiên – Huế về nhà mới, ông Hải có tặng cho ông Sơn một cây mộc bắc và đó là chuyện hoàn toàn cá nhân. “Không hề có chuyện tôi mang cây sứ tại Đại Nội đi tặng anh Sơn bị phát hiện nên cho xe đưa lên vườn ươm”, ông Hải khẳng định.

Về việc quản lý, di chuyển các cây ra khỏi khu vực Đại Nội Huế theo quy định đều phải có quyết định bằng văn bản, có ngày giờ cụ thể và chữ ký của bảo vệ. Để làm rõ hơn vấn đề và có cái nhìn khách quan, PV có đề nghị được tìm hiểu những giấy tờ nói trên cũng như xem xét hiện trạng của Điện Kiến Trung và vườn ươm Văn Thánh.

Về phần này, ông Phan Thanh Hải đã có chỉ đạo cho ông Lê Công Sơn – Trưởng phòng Cảnh quan - Môi trường (TT Bảo tồn Di tích cố đô Huế) trực tiếp làm việc với PV. Tuy nhiên sau khi nhận được chỉ đạo ông Hải, vị này đã không cung cấp một số thông tin liên quan cũng như dẫn PV đến những địa điểm nói trên.

Sau nhiều lần liên lạc bất thành, chiều 6/9 PV đã trực tiếp đến Sở Tài Chính tỉnh Thừa Thiên – Huế để tìm gặp ông Huỳnh Ngọc Sơn tìm hiểu sự việc.Tuy nhiên, cán bộ văn phòng này cho biết ông Sơn đang đi du lịch tại Hà Nội, điện thoại tắt máy không thể liên lạc được.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc".

Đáng chú ý lúc 9h27' hôm nay (8/9), báo điện tử Đất Việt đăng bài "Giải oan quan Huế: Cây sứ cổ đang ở vườn ươm" của tác giả Sơn Ca (tổng hợp). Tuy tít bài là "giải oan" nhưng cuối bài lại nêu nghi vấn: "Thế nhưng, trong một diễn biến liên quan khác, báo Công an TPHCM lại đưa tin, ngày 21/1/2016, xe tải BS: 75K-2176 chở một cây sứ cổ thụ từ điện Kiến Trung ra cổng Hòa Bình của Đại nội Huế rồi đi qua các tuyến đường Đặng Thái Thân, Lê Huân, Cửa Nhà Đồ, Lê Duẩn, Kim Long rồi hướng lên phía đường tránh TP.Huế, sau đó mất hút.

Giấy xác nhận vận chuyển cây sứ từ điện Kiến Trung đưa đi vườn ươm Văn Thánh của một người nhưng có hai kiểu chữ khác nhau.

Quá trình vận chuyển cồng kềnh gây cản trở, mất an toàn giao thông khiến người đi đường bức xúc, tò mò không biết cây sứ chuyển đi đâu và vì sao lại chuyển vào ban đêm?

Đặc biệt, sổ nhật ký của bảo vệ chốt cửa Hòa Bình về việc đưa cây sứ có đến 2 kiểu chữ khác nhau.

Nội dung: “… lúc 11 giờ xe BKS: 75C-04856 chở cát vào Triệu Miếu (thuộc Đại nội Huế). Lúc 14 giờ 15 xe cẩu vào chở cây sứ” có một kiểu chữ viết và nội dung “Phòng CQMT chở 1 cây sứ đại (bứng ở điện Kiến Trung) lên ươm trồng Văn Thánh” lại có kiểu chữ khác".

Như vậy, cùng một sự việc thông tin không chỉ khác về tiểu tiết mà khác nhau về bản chất, vây thông tin nào là chính xác? Cơ quan chức năng cần vào cuộc để làm rõ vụ việc này để thông tin chính xác đến công chúng, sớm khắc phục nhiễu loạn thông tin.


CÁC TIN KHÁC:


Số Tài Khoản


Tải về:

Hoàng tộc lược biên

Nguyễn Phúc tộc thế phả


Bản đồ

 


Yahoo Chat

Hổ trợ về Website

Bảo Ky

 

Hổ trợ về Website

Bảo Quyến


Skype Call

Hổ trợ về Website

Bảo Kỳ

Hổ trợ về Website

Bảo Quyến


Liên kết Website
Quảng cáo


Hỗ trợ khám - chữa bệnh tại Singapore
Mr. Bảo Quyến, Giám đốc tư vấn.
Tel: 0903 666882



CTY Bảo Kỳ VN


Nguyễn Phúc Tộc Tôn Phả